Các câu
hỏi xoay quanh bệnh lý về máu ở trẻ em
 |
ThS BS Lê Bích Liên, Trưởng khoa
Sốt xuất huyết – Huyết học BV Nhi Đồng 1 |
Hỏi:
Mong bác sĩ cho tôi biết biểu hiện thiếu máu ở trẻ em (trẻ dưới 1
tuổi và trẻ 3 tuổi), thế nào là thiếu máu sinh lý-biểu hiện, thiếu máu
bệnh lý-biểu hiện và cách xử lý. Cám ơn bác sĩ rất nhiều.
thuvn_2003@yahoo.com
Trả lời:
Ở trẻ nhũ nhi ( dưới 1 tuổi) có tình trạng
thiếu máu sinh lý đúng như chị nói. Trẻ có số lượng hồng cầu thấp hơn
trẻ lớn một chút ( Hct của trẻ <1t # 30- 34%, trong khi ở trẻ lớn Hct #
35 -40%).
Nguyên nhân là do:
1/ Ở tuổi này các cơ quan tạo máu có sự thay đổi :gan lách là cơ
quan tạo máu chủ yếu trong thời kỳ bào thai sẽ được thay thế bằng tủy.
2/ Hemoglobin- là yếu tố quan trọng trong cấu tạo hồng cầu, giúp HC
chuyên chở oxy cũng thay đổi. Thời kỳ bào thai Hemoglobin chủ yếu là HbF
, sau sinh Hb này sẽ được thay thế dần bằng HbA trong thời gian 6-12 đầu
sau sinh.
3/ Ở tuổi này trẻ cũng bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm với thức
ăn đặc dần và đủ 4 nhóm thực phẩm ( bột, dầu, đạm, rau) thay thế từ từ
cho chế độ ăn bằng sữa. Do đó, trong lứa tuổi này trẻ dễ thiếu các chất
cần thiết cho việc tạo máu do khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất chưa
hoàn chỉnh ( chất sắt, chất đạm, acid forlic…)
Tình trạng thiếu máu sinh lý ở trẻ chỉ nhẹ, không ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ. Trẻ vẩn có thể ăn bú tốt, chơi, vân đông, phát triển
bình thường. Thông thường sau 2 tuổi, nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng đúng,
tình trạng thiếu máu này sẽ hết.
Đối với các trường hợp thiếu máu bệnh lý, trẻ sẽ có các dấu hiệu
của bệnh thiếu máu . Trẻ biếng ăn, ít chơi, mau mệt khi vận động, khó
thở,đánh trống ngực khi gắng sức, khó ngủ, ít tập trung. Trẻ có thể than
nhức đầu, chóng mặt, ù tai. Nhìn lòng bàn tay thấy nhạt màu, móng tay
nhạt …
Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân. Do đó, về điều trị thiếu máu
trước hết chúng ta cần tìm xem trẻ thiếu máu do nguyên nhân gì, nguyên
nhân đó có chữa được không…Ví dụ: trẻ thiếu máu do thiếu sắt chúng ta
cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho trẻ,
đồng thời uống chất sắt bổ sung tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ khỏi.
Hỏi:
Con gái đầu của tôi được 19 tháng tuổi, cháu
bị sưng tấy đỏ thành 1 cục rất to khi bị muỗi đốt, và rất ngứa từ ngày
này qua ngày khác, có khi kéo dài 1 tuần mới hết. Không giống như những
đứa trẻ khác khi bị muỗi đốt. Tôi nghe gia đình chồng nói là do gia đình
chồng tôi có máu phong, nên khi sinh ra thì phải đem cháu đi cắt máu
phong thì cháu sẽ không bị như vậy. Hiện tại tôi đang mang thai được 3
tháng, tôi rất lo lắng ko biết phải làm cách nào để cháu thứ 2 khi sinh
ra thì không bị như chị của nó. Mong Bác sĩ chỉ giúp. Cám ơn Bác sĩ.
ntathu@lacviet.com.vn
Trả lời:
Da của trẻ nhỏ như tuổi con chị còn mỏng manh và dễ bị tổn thương,
dị ứng do côn trùng đốt hoặc thời tiết, hóa chất,..trẻ cũng dễ bị nhiễm
trùng khi bị cắt lễ..Có lẽ gia đình chồng chị có cơ địa dị ứng nên con
chị cũng dễ bị phản ứng ở da khi bị muỗi đốt hơn những trẻ khác. Chị có
thể giữ vệ sinh da sạch sẽ cho cháu, thường xuyên mặc áo quần dài và ngủ
mùng để hạn chế muỗi cắn cháu. Với các nốt muỗi căn gây ngứa chị có thể
dung kem chống dị ứng để bôi cho cháu bớt ngứa. Trường hợp các nốt này
nhiễm trùng ( sưng tấy gây đau, có mủ, sốt) chị có thể mang bé đến bệnh
viện để được bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị. Chị không nên cắt lễ vì
có thể gây chảy máu hay nhiễm trùng da cho trẻ.
Hỏi:
Con trai tôi hiện tại 7 tháng tuổi. Cháu nặng 7kg. như vậy có bị nhẹ cân
quá không ah? Cháu không thích uống sữa ngoài mặc dù tôi vẫn ép cháu
uống. Tôi thấy cháu có vẻ tăng cân chậm, 2 tháng gần đây gia đình cho
cháu ăn thêm cả men tiêu hóa ngày 2 lần sau các bữa ăn mà mỗi tháng cháu
nhà tôi chỉ tăng được 2 lạng. Bác sĩ bảo con tôi có dấu hiệu thiếu máu,
trông cháu hơi xanh. Tôi muốn hỏi thiếu máu có phải là bệnh nguy hiểm
không? Bệnh đó có thể chữa dứt điểm không? Cách chữa bệnh đó như thế
nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.
PhuongTTH@hp-aptech.edu.vn
Trả lời:
Con trai chị được 7 tháng tuổi, cân nặng 7 kg là hơi nhẹ cân rồi.
Tôi không rõ vì sao chị không duy trì cho bé bú sữa mẹ vì sữa mẹ tốt
cho cháu hơn sữa ngoài chắc chị cũng đã biết. Ở tuổi này cháu đã phải
tập ăn dặm, khoảng 2 chén bột tô màu 4 nhóm thức ăn ( đường, đạm, béo,
vitamin và chất khoáng).
Ở tuổi này trẻ có thể có tình trạng thiếu máu sinh lý do chế độ ăn
của trẻ chưa hoàn chỉnh như trẻ lớn và cơ thể đang có những thay đổi của
hệ tạo máu để thích nghi với đời sống sau sinh so với thời gian còn
trong bụng mẹ. Trẻ có thể hơi xanh nhưng vẫn ăn, chơi bình thường và vẫn
tăng cân tốt. Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, tình trạng thiếu máu sinh lý
sẽ tự hết. Nếu con chị tăng cân chậm chị cần xem lại chế độ ăn cho trẻ
đã cung cấp đủ lượng sữa và các bữa ăn có đủ lượng và 4 nhóm thức ăn
chưa. Chị nên cho cháu đến các bệnh viện có khoa nhi hoặc trung tâm dinh
dưỡng để bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mức độ thiếu máu của
cháu và hướng dẫn tiếp theo cho chị.
Hỏi: Em có cậu
con trai được 4 tháng rưỡi, ngày hôm qua do bất cẩn mà bé bị muỗi đốt
đến 11 mũi, rất ngứa và đau. Mỗi lần cháu bị muỗi đốt là vết ddoodt sưng
lên, nổi bóng nước, sau đó tự xẹp và lành hẳn. Em rất lo, không biết
cháu có nguy cơ bị sốt xuất huyết không? Và bây giờ em phải theo dõi bé
như thế nào?
thanbk1212@gmail.com
Trả lời:
Da của trẻ nhỏ, như con chị, còn mỏng manh nên rất dễ bị phản ứng
khi bị muỗi đốt. Nhưng như chị thấy, sau đó trẻ sẽ tự lành. Tuy nhiên,
khi trẻ bị muỗi đốt ( nhất là muỗi vằn) trẻ có khả năng bị lây bệnh Sốt
xuất huyết (SXH) nếu khu vực nhà chị có người mắc bệnh SXH hoặc mang
siêu vi Dengue gây bệnh SXH ( mà điều này làm sao biết được).
Khi nhận được câu trả lời này chắc chị đã biết cháu có mắc SXH hay
không,vì thời gian ủ bệnh (từ lúc muỗi đốt đến lúc trẻ có biểu hiện của
bệnh) khoảng 5-7 ngày.
Chị nên cho bé mặc quần dài, áo dài tay; cho bé ngủ mùng ban ngày
để hạn chế muỗi đốt; dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để
hạn chế muỗi.
Khi thấy trẻ sốt cao từ 2 ngày trở đi chúng ta cần cảnh giác bệnh
SXH, chị nên cho cháu đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn
đoán và hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi cho bé.
Thạc sĩ bác sĩ Lê Bích Liên
Trưởng khoa Sốt xuất huyết – Huyết học Bệnh
viện Nhi Đồng 1 |