Tìm kiếm thông tin

Thông tin truy cập

Số lượt truy cập là:
36381450
TRANG CHỦ

TỪ 0 GIỜ NGÀY 01/10/2017 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ THEO THÔNG TƯ 02/2017/TT-BYT NGÀY 15/3/2017 CỦA BỘ Y TẾ

KỂ TỪ 00 GIỜ NGÀY 1/3/2016 BỆNH VIỆN NHI DỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ VIỆN PHÍ MỚI
THEO THÔNG TƯ 37/2015/TTLT-BYT-BTC

 THÔNG BÁO  LỊCH KHÁM RỐI LOẠN ĐI

THÔNG BÁO  LỊCH KHÁM RỐI LOẠN ĐI TIỂU VÀ TIỂU DẦM

 

 

Rối loạn đi tiểu là một trong những lý do thường gặp khiến cha mẹ dẫn trẻ đến khám tại phòng khám Thận. Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, có đến 5 đến 10% trẻ trên 5 tuổi có rối loạn đi tiểu. Khoảng 2 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác mắc tiẻu và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu (ngày và đêm) như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu cần phải được đưa đến khám.

Biểu hiện của rối loạn đi tiểu thường đa dạng và được xem là bất thường nếu trẻ lớn hơn 5 tuổi và có một trong những biểu hiện sau:

·        Tiểu dầm : hiện tượng thoát nước tiểu không tự chủ khi bé ngủ vào ban đêm

·        Tiểu nhiều lần: khi trẻ đi tiểu nhiều hơn 8 lần ban ngày

·        Tiểu ngập ngừng: khi trẻ phải đợi một thời gian mới có thể bắt đầu tiểu

·        Tiểu ngắt quãng: hiện tượng dòng nước tiểu của trẻ không liên tục

·        Tiểu không tự chủ (són tiểu, rỉ tiểu): hiện tượng thoát nước tiểu không theo ý muốn của trẻ

·        Tiểu gấp: hiện tượng trẻ không thể nhịn tiểu, khi có cảm giác mắc tiểu là phải đi tiểu ngay

Các thay đổi này về việc đi tiểu có thể chỉ gây những ảnh hưởng nhỏ liên quan đến vấn đề sinh hoạt của trẻ cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến chức năng của đường tiểu như nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm đài bể thận cấp, thận ứ nước, trào ngược bàng quang niệu quản và cuối cùng nếu không điều trị triệt để sẽ gây suy thận. Nếu trẻ tiếp tục tiểu dầm sau sáu tuổi, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám, để giảm thiểu vấn đề tâm lý và tầm soát tiểu dầm này do thực thể hay do rối loạn chức năng .

 

   Hiện khoa Thận Nội Tiết BV Nhi Đồng I triển khai lịch khám và theo dõi riêng Rối loạn đi tiểu và Tiểu dầm vào chiều thứ hai tại PK A5 - A6 khu AB . Tùy theo loại và bệnh cảnh lâm sàng mà trẻ sẽ được hướng dẫn làm Nhật Ký Đi Tiểu theo dõi, cũng như những chỉ định xét nghiệm chuyên khoa phù hợp (Siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, đo niệu động học hoặc chụp cản quang đường niệu khảo sát...)

Khoa Thận Niệu

Tin đăng vào 01/08/2017 09:12:50  

 

Vì sao phải hạn chế cắt bao da quy đầu cho trẻ sơ sinh? (26/07/2017 10:29)

Sinh hoạt chuyên đề - Khó khăn trong học tập (06/07/2017 11:42)

Những lưu ý về bệnh viêm não Nhật Bản (06/07/2017 10:47)

Sinh hoạt chuyên đề: Khó khăn trong học tập ngày 24/6/2017 (30/06/2017 16:39)

Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 3 tuổi (27/06/2017 10:37)

Thêm 2 cháu khiếm thính nhận được âm thanh cuộc sống! (22/06/2017 10:38)

Cẩn trọng trong việc tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ (20/06/2017 08:16)

TPHCM – tiện lợi siêu thị mini trong Bệnh viện Nhi đồng (07/06/2017 07:12)

Hội nghị khoa học quốc tế Thận – Tiết niệu, Lọc máu và Ghép tạng trẻ em lần thứ V (05/06/2017 11:11)

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi – Ngày 1 tháng 6 (02/06/2017 13:47)

Trang trước       Trang kế

          HỎI - ĐÁP

    Sức khỏe trẻ em

   Trả lời câu hỏi về sâu răng
Mời các bạn click vào đây để đặt câu hỏi

Sự kiện qua ảnh

XUÂN MẬU TUẤT 2018 - TẾT NHI ĐỒNG GẮN KẾT YÊU THƯƠNG !

Đơn vị tài trợ

Đơn vị tài trợ

 

 

© 2006 - Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Ghi rõ nguồn gốc khi sử dụng các thông tin từ Website này
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Webmaster