Tìm kiếm thông tin

Thông tin truy cập

Số lượt truy cập là:
36375448
TRANG CHỦ

TỪ 0 GIỜ NGÀY 01/10/2017 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ THEO THÔNG TƯ 02/2017/TT-BYT NGÀY 15/3/2017 CỦA BỘ Y TẾ

KỂ TỪ 00 GIỜ NGÀY 1/3/2016 BỆNH VIỆN NHI DỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ VIỆN PHÍ MỚI
THEO THÔNG TƯ 37/2015/TTLT-BYT-BTC

 Bác sĩ cảnh báo

Bác sĩ cảnh báo: Tùy tiện dùng miếng dán chống say tàu xe có thể gây loạn thần ở trẻ

(CAO) Miếng dán chống say tàu xe thường có chỉ định không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. Nhưng có lẽ vì phụ huynh không đọc kỹ hướng dẫn, người bán lại thiếu trách nhiệm nên nhiều trẻ gặp biến chứng.

Mới đây bé gái L.T.B.T. (8 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM) được người nhà đưa tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 thăm khám trong tình trạng lơ mơ, la hét.

Người nhà cho biết những ngày hè vừa qua, bé được phụ huynh thưởng cho một chuyến đi chơi vì cuối năm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Do bị say xe nhưng ngại uống thuốc nên cha mẹ mua miếng dán chống say xe dán lên hai bên mang tai đứa trẻ.

Tuy nhiên sau chuyến đi trở về, đứa trẻ bắt đầu mất nhận thức, có dấu hiệu rối loạn tri giác. Tá hoả, người nhà đưa bé đến BV Nhi Đồng 1 cầu cứu.

Qua thăm khám và khai thác thông tin từ gia đình, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cho biết, bé bị loạn thần do dị ứng với chất scopolamine có trong miếng dán chống say tàu xe.

Tại bệnh viện, sau khi xác định tình trạng bệnh nhi, bác sĩ điều trị đã cho nhập viện để tiến hành theo dõi kèm sử dụng thuốc hỗ trợ. Rất may sau 3 ngày, tình trạng của cháu bé đã cải thiện và được xuất viện ngay sau đó.

Theo BS Trương Hữu Khanh, BV cũng thường tiếp nhận những ca trẻ gặp biến chứng khi sử dụng miếng dán chống say xe. Đặc biệt trong dịp hè, khi trẻ được bố mẹ cho đi chơi xa thì số lượng trẻ nhập viện nhiều hơn.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cảnh báo phụ huynh cân nhắc về việc cho trẻ sử dụng miếng dán chống say tàu xe

BS Trương Hữu Khanh cho biết, cách đây khoảng 3 tuần, ông cũng đã tiếp nhận một bệnh nhi tương tự, khi trẻ lâm vào tình trạng mất nhận thức sau khi được cha mẹ cho sử dụng miếng chống say tàu xe.

Phụ huynh đưa con tới khám chủ yếu tưởng con bị viêm não. Tuy nhiên, sau khi hỏi phụ huynh có dán cho con miếng dán chống say xe không thì phụ huynh đều cho biết có dùng.

Với những trường hợp này, bác sĩ thường giữ bệnh nhi lại để theo dõi. Thông thường, triệu chứng loạn thần chỉ kéo dài trong khoảng 72 giờ. Sau đó trẻ sẽ tự hết. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, triệu chứng có thể là ngủ li bì hoặc bị ảo giác như nhìn thấy quái vật, nhìn thấy không gian xung quanh biến đổi bất thường. Trẻ có thể la hét, kích động dữ dội. Biểu hiện của trẻ khá giống với viêm não.

Theo BS Khanh, việc cha mẹ cho con sử dụng miếng dán chống say tàu xe khi đi tàu xe mà thiếu hiểu biết có một phần trách nhiệm của người bán trong việc hướng dẫn phụ huynh trước khi sử dụng. Bởi loại miếng dán này có chỉ định không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

“Những tác dụng phụ thường gặp ở trẻ là hoảng loạn, gặp ác mộng, chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần, nói sảng. Điều trị có thể khỏi nhưng không nên vì sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Nếu lạm dụng quá mức, trẻ cũng có thể hôn mê dẫn đến ngưng thở”, BS Khanh cảnh báo.

Được biết, loại miếng dán say tàu xe khá phổ biến và rất dễ mua, có giá dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/ 1 miếng. Miếng dán chống say tàu xe có hoạt chất scopolamine được các tổ chức dược thế giới chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đặc biệt, theo khuyến cáo, có đến hơn 10% người sử dụng là người lớn có biểu hiện như hoa mắt, đau mắt, nôn nao... sau khi dùng miếng dán say tàu xe. Đặc biệt, khác với lời cảnh báo của bác sĩ, trong hướng dẫn sử dụng của một nhãn thuốc có ghi kể cả trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng được miếng dán này, với liều dùng ½ miếng.

Miếng dán chống say tàu xe có thể gây ra tác dụng phụ cho trẻ em nếu sử dụng mà thiếu hiểu biết

Ngoài ra theo BS Khanh, miếng dán cũng chống chỉ định cho người mắc bệnh về gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy vậy, nhiều người mang tâm lý sợ thuốc, nghĩ dán sẽ có tác dụng dài trong suốt cả chuyến đi nên vẫn ưa dùng.

Mỗi năm, BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 10 trẻ ngộ độc hoạt chất scopolamine có trong miếng dán này. Do đó, phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi dùng miếng dán cần nhập viện ngay cũng như nói rõ với bác sĩ về việc sử dụng (số miếng dán, thời gian dán...) để chữa trị.

BS Khanh khuyên phụ huynh, khi trẻ bị say xe hãy ưu tiên dùng các biện pháp dân gian trước. Cụ thể, trước khi lên xe không cho trẻ ăn quá no, cũng không để quá đói. Khi lên xe đừng bao giờ nhắc chuyện say xe, ngồi chỗ tránh gió lùa, cho bé sinh hoạt như bình thường để quên đi chuyện nôn ói. Ngoài ra, một cách khác nữa là dùng gừng xoa hai bên mang tai trẻ.

“Chỉ khi nào trẻ khó chịu quá mới dùng thuốc hoặc dùng đến miếng dán nhưng phải tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng (đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên). Say xe không phải bệnh mà là tật và có thể thay đổi theo thời gian”, BS Khanh giải thích.

Tin đăng vào 12/08/2017 09:18:27  

 

Sách Phác Đồ Điều Trị Nhi Khoa 2017 – Phần Ngoại Trú (01/08/2017 18:43)

THÔNG BÁO LỊCH KHÁM RỐI LOẠN ĐI TIỂU VÀ TIỂU DẦM (01/08/2017 09:12)

Lễ bàn giao xe ô tô cứu thương chất lượng cao (01/08/2017 08:32)

Vì sao phải hạn chế cắt bao da quy đầu cho trẻ sơ sinh? (26/07/2017 10:29)

Sinh hoạt chuyên đề - Khó khăn trong học tập (06/07/2017 11:42)

Những lưu ý về bệnh viêm não Nhật Bản (06/07/2017 10:47)

Sinh hoạt chuyên đề: Khó khăn trong học tập ngày 24/6/2017 (30/06/2017 16:39)

Vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 3 tuổi (27/06/2017 10:37)

Thêm 2 cháu khiếm thính nhận được âm thanh cuộc sống! (22/06/2017 10:38)

Cẩn trọng trong việc tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ (20/06/2017 08:16)

Trang trước       Trang kế

          HỎI - ĐÁP

    Sức khỏe trẻ em

   Trả lời câu hỏi về sâu răng
Mời các bạn click vào đây để đặt câu hỏi

Sự kiện qua ảnh

XUÂN MẬU TUẤT 2018 - TẾT NHI ĐỒNG GẮN KẾT YÊU THƯƠNG !

Đơn vị tài trợ

Đơn vị tài trợ

 

 

© 2006 - Bản quyền thuộc về Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Ghi rõ nguồn gốc khi sử dụng các thông tin từ Website này
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Webmaster