TỪ 0 GIỜ NGÀY 01/10/2017 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG
GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ
THEO THÔNG TƯ 02/2017/TT-BYT NGÀY 15/3/2017 CỦA BỘ Y TẾ
|
KỂ TỪ 00 GIỜ NGÀY 1/3/2016 BỆNH VIỆN
NHI DỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ VIỆN PHÍ MỚI
THEO THÔNG TƯ 37/2015/TTLT-BYT-BTC
|
4
4,5 m chỉ khâu vết thương trên
mặt bé gái
Bé gái 11 tuổi ở Củ Chi (TP HCM) nhập viện
với nhiều vết cắt sâu vùng hàm mặt do ngã vào cửa kính ở trường học.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó Khoa Răng Hàm Mặt,
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết bệnh nhi vào viện ngày 7/9 với gương mặt
được băng kín, chỉ còn chừa lại đôi mắt. Người nhà cho biết bé đang ngày hành
kinh, sáng đi học không ăn uống, vào trường hơi mệt nên bị xây xẩm rồi té ngã
vào cửa kính đã bị nứt.
Theo bác sĩ Hằng, các vết cắt khá nặng, đặc biệt vết
thương ngang môi cắt sâu vào tận mũi, lộ sụn mũi. Bác sĩ dự định gây mê khi phẫu
thuật vì vết thương phức tạp sợ bé không chịu đựng nổi. Cô bé lấy điện thoại của
mẹ viết dòng chữ "nhờ bác sĩ cố gắng khâu cho đẹp, đau bao nhiêu con cũng chịu
được". Bác sĩ quyết định dùng nhiều thuốc gây tê, có người nhà ngồi cạnh để trấn
an bé.
Kíp mổ trải qua gần 3 giờ cắt lọc, khâu vết
thương cho bé. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gắp khoảng 10 miếng dăm kính
bể từ vết thương bé, trong đó có 3 miếng sắc nhọn. Khoảng 4,5 m chỉ đã được dùng
để khâu cho bé.
Bé được cắt chỉ khâu ngày 14/9, theo dõi quá
trình lành thương, dùng kem chống sẹo.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt
cho biết khoa tiếp nhận khá nhiều chấn thương vùng hàm mặt do tai nạn học đường.
Dù bác sĩ có khéo tay thế nào cũng khó có thể trả lại khuôn mặt lành lặn cho các
bé. Sẹo co kéo có thể khiến miệng bị xệch, mắt bị chếch... Đặc biệt xử trí vết
thương thủy tinh là điều khá thử thách đối với bác sĩ vì chúng trong suốt, lẫn
lộn vào mô vùng mặt rất khó nhận diện để lấy hoàn toàn. Có trường hợp phải qua
hai lần mổ mới lấy được mảnh thủy tinh.
Nguồn suckhoe.vnexpress.net Lê
Phương