TỪ 0 GIỜ NGÀY 01/10/2017 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG
GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ
THEO THÔNG TƯ 02/2017/TT-BYT NGÀY 15/3/2017 CỦA BỘ Y TẾ
|
KỂ TỪ 00 GIỜ NGÀY 1/3/2016 BỆNH VIỆN
NHI DỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ VIỆN PHÍ MỚI
THEO THÔNG TƯ 37/2015/TTLT-BYT-BTC
|
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BƯỚU MÁU
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BƯỚU MÁU TRẺ EM
1.
Bướu máu là
gì?
Là bướu thực
sự, vì có sự tăng sinh tế bào nội mô mạch máu, nhưng lành tính. Bướu thường xuất
hiện ngay hoặc vài ngày sau sanh. Bướu phát triển nhanh trong năm đầu, sau đó ổn
định và thoái triển một phần hoặc hoàn toàn từ lúc 5-10 tuổi.
Bướu máu có
thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể : đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng,
khí phế quản, âm hộ, gan... khoảng 60% bướu máu tập trung ở đầu, mặt,
cổ.

2.
Tại sao trẻ
bị bướu máu?
Hiện chưa rõ
nguyên nhân, bướu máu không mang tính di truyền, không bị ảnh hưởng bởi môi
trường sống, vệ sinh, ăn uống.
3.
Bướu máu ảnh
hưởng như thế nào đến trẻ?
-
Bướu máu lành
tính, trẻ phát triển bình thường nhưng do đa số tập trung ở vùng đầu mặt
cổ nên có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý bé khi lớn lên.

Đây là trường hợp bé gái bị bướu máu mặt Phải, vai Phải , theo thời gian bướu có
thoái hóa một phần để lại mô mỡ và mô xơ phì đại, làm biến dạng mặt bé.
Hình A: 11 tháng tuổi
Hình B: 2 tuổi
Hình C: 4 tuổi
-
Khi điều trị
muộn, bướu máu tăng sinh nhanh đến giai đoạn thoái hóa để lại những tĩnh mạch
ngoằn nghèo hoặc dãn da lộ rõ, hoặc kèm phì đại mô mỡ và mô xơ làm mất tính thẩm
mỹ.
-
Một số bướu
dễ bị loét, nhiễm trùng khi lành để lại sẹo xấu trên da.
-
Một số ít
bướu gây ảnh hưởng chức năng cơ quan tùy thuộc vị trí bướu: vd bướu ở thanh quản
gây khó thở, bướu ở mi mắt gây che lấp tầm nhìn, bướu ở lưỡi gây khó ăn uống...
Hiếm gặp hơn, bướu có thể phát triển rất nhanh kết hợp với rối loạn đông máu làm
dễ chảy máu, giảm tiểu cầu nặng, ảnh hưởng đến tính mạng bé.
4.
Trường hợp
nào bướu máu cần điều trị ngay?
-
Bướu máu lớn
nhanh đặc biệt hay gặp ở giai đoạn 0-8 tháng tuổi
-
Bướu máu vùng
thẩm mỹ: quanh mắt, mặt, mũi,môi...
-
Bướu máu
đường thở làm bé khó khè kéo dài và ngày càng khó thở.
-
Bướu máu loét,
nhiễm trùng.
5.
Trẻ bị bướu
máu cần được điều trị như thế nào?
Tùy theo loại
bướu, vị trí, tốc độ phát triển của bướu mà bác sĩ chuyên khoa quyết định điều
trị với một trong những phương pháp sau:
-
Điều trị sớm
với thuốc thoa tại chỗ, hoặc thuốc uống, chích hoặc laser. Laser là một trong
những phương pháp hiện đại điều trị bướu máu trẻ em, đã áp dụng tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 gần 10 năm nay, cho kết quả thẫm mỹ cao, không để lại sẹo nếu chăm
sóc đúng cách.

Đây là trường hợp bé bị bướu máu mặt Trái, được uống thuốc phối hợp 3 lần laser
kể từ lúc bé 1,5 tháng tuổi.
-
Không cần làm
gì: chờ bướu thoái triển
-
Can thiệp tắc
mạch phối hợp với phẫu thuật khi bướu to chèn ép cơ quan, nguy hiểm tính mạng
hoặc dễ chảy máu, gây rối loạn đông máu.
-
Phẫu thuật
đối với bướu giai đoạn thoái triển để lại di chứng dãn da, sẹo xấu.
Lưu ý:
Dán phóng xạ P32 tại vị trí bướu là một phương pháp điều
trị cũ, đã không còn được áp dụng vì để lại di chứng sẹo xấu, giảm sắc tố da.
Đây là một trường hợp bướu máu có điều trị dán phóng xạ P32
6.
Theo dõi bướu
máu như thế nào?
-
Bướu máu mới
xuất hiện vùng thẩm mỹ nên đi khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Phỏng- Tạo hình
tại bệnh viện Nhi Đồng 1theo lịch: sáng thứ hai, tư, năm hàng tuần tại phòng
khám A11 hoặc B9.
-
Tái khám bướu
máu theo lịch hẹn của bác sĩ. Có thể khám sớm hơn ngày hẹn nếu thấy bướu lớn
nhanh bất thường, loét, chảy máu, nhưng tốt nhất theo ngày khám chuyên khoa.
BS Phạm Thụy
Diễm
Khoa
Phỏng-Tạo Hình, bệnh viện Nhi Đồng 1.