TỪ 0 GIỜ NGÀY 01/10/2017 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG
GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ
THEO THÔNG TƯ 02/2017/TT-BYT NGÀY 15/3/2017 CỦA BỘ Y TẾ
|
KỂ TỪ 00 GIỜ NGÀY 1/3/2016 BỆNH VIỆN
NHI DỒNG 1 ÁP DỤNG KHUNG GIÁ VIỆN PHÍ MỚI
THEO THÔNG TƯ 37/2015/TTLT-BYT-BTC
|
Hoạt động Công tác Xã hội bệnh v
Hoạt động Công tác Xã hội bệnh viện mang yêu
thương đến bệnh nhân
Trên thế giới Công
tác xã hội (CTXH) là ngành đã bắt đầu từ rất sớm và biết đến từ đầu thế kỷ XX
nhằm giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa. Sau
khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể
thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Vị thế của Nghề Công tác xã hội,
cũng như của các cán bộ xã hội là hết sức quan trọng đối với cộng đồng và toàn
xã hội. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người
dân từ giáo dục, y tế, đến tư pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng
cho người dân, trong đó không thể thiếu các hoạt động CTXH trong môi trường bệnh
viện với mục đích nhân đạo cao cả là mang yêu thương nhằm động viên và chia sẻ
với người bệnh những khó khăn hiện tại giúp họ hợp tác tốt với thầy thuốc trong
quá trình điều trị.


Tại Việt Nam, ngành
Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 nhưng đã bị lắng xuống do
những vấn đề lịch sử. Vào đầu những năm 90 thì công tác xã hội trong nước mới
được khởi xướng trở lại để giải quyết các vấn đề xã hội, giúp đỡ những
người gặp khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, phụ nữ, người già...Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm
thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng tiến tới một
xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên CTXH là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi
người còn lạ lẫm và chưa hiểu hết ý nghĩa về công việc CTXH.
Nhằm tiến tới sự chuyên nghiệp trong nghành CTXH và được xã hội công nhận,
từ năm 2004 Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo
dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Năm 2009 Bộ Lao động, Thương
binh, Xã hội đệ trình Chính phủ đề án phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt
Nam trong đó có việc ban hành mã nghề cho nghề Công tác xã hội. Đến ngày
19/08/2015 Bộ Nội Vụ, đã ban hành Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV
về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
công tác xã hội; và Quyết định Số: 1791/QĐ-TTg do Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt
ngày 15 tháng 9 năm 2016 chính thức lấy ngày 25 tháng 3 hàng năm là ngày Công
tác Xã hội Việt nam là phần thưởng tinh thần quý gia cho người làm CTXH trên mọi
miền đất nước.
Khi đề cập đến các
lĩnh vực xã hội, chúng ta liên tưởng ngay đến các lĩnh vực quan trọng
trong đời sống cộng đồng như: Chính sách xã hội, an sinh xã hội, khuyết
tật, sức khỏe của người phụ nữ, của trẻ em, của thanh niên và người cao
tuổi, kể cả vấn đế lây nhiễm HIV/AIDS…đó là những vấn đề luôn được xã hội
quan tâm. Trong những năm gần đây ở nước ta đã phát triển phong phú việc
làm từ thiện và hoạt động xã hội, nhằm giúp đỡ cho người dân có hoàn
cảnh và số phận không may mắn. Tuy nhiên, Công tác xã hội chuyên nghiệp
không phải là công tác từ thiện. Công tác xã hội chuyên nghiệp dựa trên cơ sở
khoa học nhằm phát huy tiềm năng của cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng để họ tự
giải quyết vấn đề của chính họ, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, phát triển bền
vững. Công tác
xã hội thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ các cơ sở đào tạo, y tế,
bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức giúp đỡ cá nhân - gia đình -
cộng đồng, doanh nghiệp, hướng đến tất cả các đối tượng ở mọi lứa tuổi,
mọi dân tộc, trình độ học vấn, mức sống, không phân biệt tôn giáo.
Cũng như nhiều mô hình
công tác xã hội trong nước, thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 phòng Công tác xã hội
luôn đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ cho bệnh nhi và thân nhân khi đến thăm
khám tại bệnh viện. Phòng đã đóng vai trò là cầu nối giữa bệnh nhân, nhân
viên y tế và cộng đồng thông qua các hỗ trợ tiếp đón, chỉ dẫn, cung cấp thông
tin, giới thiệu về các dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa Khám bệnh; hỗ trợ khẩn
cấp cho người bệnh, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hỗ trợ, tư vấn cho
người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp cũng như các nghĩa vụ của người bệnh nằm
nội trú như: bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội; cung cấp thông tin, tư vấn cho người
bệnh; hỗ trợ thủ tục chuyển tuyến, xuất viện. Bên cạnh đó, một trong những nhiệm
vụ được các cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn
chú trọng đó là kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ nguồn vật chất nhằm chăm lo đời
sống tinh thần và sinh hoạt hàng ngày cũng như hỗ trợ tiền viện phí cho các
trường hợp bệnh nhân nặng có hoàn cảnh khó khăn,
với chung một mục đích
“chia sẻ yêu thương đến những bệnh nhi kém may mắn”, động viên và giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn, mang đến niềm vui, niềm hy vọng trong cuộc sống
giúp bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi sống tích cực hơn góp phần nâng cao chất
lượng điều trị.
Với những ý nghĩa đó
vai trò của người công tác xã hội tại bệnh viện không chỉ là cầu nối giữa
bệnh nhân với thầy thuốc mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hài
lòng của người bệnh.Và để công tác xã hội tại bệnh viện hoạt động ngày càng hiệu
quả hơn, mỗi một cán bộ, nhân viên y tế đều là thành viên làm công tác xã hội,
vì tiêu chí của CTXH
muốn hướng tới là góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mang lại niềm
hạnh phúc đích thực cho cuộc sống hiện tại của con người.
Thực hiện: Đinh Thạc - Chu Văn Thành